Kinh tế Mali

Quang cảnh chợ tại Kati
Bài chi tiết: Kinh tế Mali

Mali là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới.[34] Lương trung bình hằng năm của công nhân xấp xỉ khoảng 1.500 đô la.[35] Trong khoảng thời gian giữa năm 1992 và 1995, Mali triển khai một chương trình điều chỉnh nền kinh tế mà kết quả của nó là giúp tăng trưởng kinh tế và giảm mất cân bằng ngân sách. Chương trình cũng đã nâng cao điều kiện xã hội và kinh tế, đồng thời giúp Mali gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới ngày 31 tháng 5 năm 1995.[36] Nhờ đó, tổng sản phẩm quốc gia (GDP) bắt đầu tăng. Năm 2002, tổng lượng GDP là 3,4 tỷ đô la,[37] và tăng đến 5,8 tỷ đô la vào năm 2005,[35], trong khoảng thời gian này mức tăng trưởng GDP đạt 17,6%.

Ngành kinh tế chủ chốt của Mali là trồng cây công nghiệp. Bông là cây trồng xuất khẩu lớn nhất của nước này và được xuất về hướng tây thông qua Sénégal và Bờ Biển Ngà.[38][39] Trong năm 2002, sản lượng bông ở Mali đạt 620.000 tấn nhưng giá bông lại bị sụp giảm đáng kể trong năm 2003.[38][39] Ngoài bông, Mali còn sản xuất gạo, , bắp, rau quả, thuốc lá, và các loại cây trồng khác. Vàng, chăn nuôi và nông nghiệp chiếm khoảng 80% hàng hóa xuất khẩu của Mali.[35] 80$ công nhân Mali làm trong ngành nông nghiệp và 15% làm việc trong khu vực dịch vụ.[39] Tuy nhiên, sự biến đổi thời tiết theo mùa dẫn đến sự thất nghiệp tạm thời một cách thường xuyên của các công nhân nông nghiệp.[40] Các động vật được chăn nuôi ở Mali bao gồm hàng triệu gia súc, cừu và dê. Khoảng 40% đàn gia súc của Mali bị mất trong nạn hạn hán Sahel vào năm 1972-74.[41]

Một nông dân đang thu hoạch cỏ khô

Năm 1991, với sự giúp đỡ của Hiệp hội Phát triển Quốc tế, Mali có thể thực thi các luật khác thác mới giúp tăng cường các nguồn đầu tư và đổi mới ngành công nghiệp khai khoáng.[42] Vàng được khai thác ở miền nam Mali, nơi có trữ lượng lớn thứ ba châu Phi (sau Nam Phi và Ghana).[38] Sự xuất hiện của vàng như là hàng hóa xuất khẩu chính của Mali từ năm 1999 đã giúp làm giảm nhẹ tác động tiêu cực của khủng hoảng bông ở Bờ Biển Ngà.[43] Các nguồn tài nguyên khác của Mali bao gồm kaolinit, muối, phosphate, và đá vôi.[35]

Các công ty điện và nước của Mali là Energie du Mali, hay EDM, các công ty dệt là Textile du Mali, hay ITEMA.[35] Mali có tỉ lệ sử dụng thủy điện tương đối hiệu quả, vốn chiếm hơn một nửa sản lượng điện của nước này. Năm 2002, 700 GWh thủy điện được tạo ra ở Mali.[39]

Chính phủ Mali cũng thi hành nhiều chính sách hỗ trợ đầu tư nước ngoài, bao gồm thương mại và tư nhân hóa. Mali bắt đầu trải qua sự cải cách kinh tế vào năm 1988 với các thỏa thuận với Ngân hàng Thế giớiQuỹ Tiền tệ Quốc tế.[35] Trong khoảng thời gian từ năm 1988 đến 1996, chính phủ Mali chủ yếu thực hiện cải cách các doanh nghiệp công. Trong cuộc cải cách, 16 doanh nghiệp đã được tư nhân hóa. 12 doanh nghiệp được tư nhân hóa một phần và 12 doanh nghiệp bị giải thể.[35] Năm 2005, chính phủ Mali nhượng lại công ty đường sắt cho Tập đoàn Savage.[35] Hai công ty lớn khác của nước này, Societé de Telecommunications du Mali (SOTELMA) và Cotton Ginning Company (CMDT), dự kiến sẽ được tư nhân hóa vào năm 2008.[35]

Mali là thành viên của Tổ chức vì Sự hài hòa Luật thương mại châu Phi (OHADA).[44]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Mali http://fr.allafrica.com/stories/200708131307.html http://www.fiba.com/pages/eng/fc/news/lateNews/art... http://books.google.com/books?id=OR4Ovt7U_2IC&pg=P... http://knoema.com/atlas/Mali/GDP http://knoema.com/atlas/Mali/GDP-PPP-based http://knoema.com/atlas/Mali/GDP-per-capita http://knoema.com/atlas/Mali/GDP-per-capita-PPP-ba... http://news.nationalgeographic.com/news/2002/12/12... http://www.ohada.com/index.php http://af.reuters.com/article/maliNews/idAFL8N1HG0...